Bài trí sân vườn tiểu cảnh hợp phong thủy sẽ mang không khí trong lành đến cho gia chủ, giúp gia chủ có cuộc sống bình an, hạnh phúc
- Sân và những điều nên tránh trong phong thủy
- Những điều không thể bỏ qua khi bố trí tiểu cảnh theo phong thủy
Trong Thiết kế biệt thự, Sân vườn, tiểu cảnh là yếu tố không thể thiếu. Bố trí sân vườn theo thuyết Phong thủy hiện đại giúp con người có một cuộc sống cân bằng, gần gũi với thiên nhiên. Điều này, có ảnh hưởng của triết học phương Đông, " Phong" tức là gió, có tác động của gió và thời tiết. " Thủy" tức là nước, ao, hồ, sông, rạch, tác động tới môi trường. Thuật phong thủy tức là bài trí các yếu tố trên sao cho hài hòa, tạo môi trường sống gần gũi thiên nhiên theo âm dương, ngũ hành. Phong thủy trong vườn giúp lưu thông sinh khí, mang lại sự thanh khiết trong lành cho khuôn viên nhà bạn.
Cần áp dụng theo nguyên lí " Sơn thủy họa", sân vườn có sự tương phản giữa các màu sắc, hình khối, thể chất. Chẳng hạn như vẻ cứng nhắc, cường tráng của non bộ sẽ tương phản với sự mềm mại, uyển chuyển, tiếng kêu róc rách của khe suối, tĩnh lặng của ao nước. giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sắc đỏ cam rực rỡ và xanh sẫm.
Nhìn chung một khu vườn lý tưởng cần kết hợp được các vật liệu, màu sắc, hình dạng theo phương hướng ngũ hành. Ví dụ các vật dụng trang trí tượng trưng cho 5 yếu tố như: ao hồ (Thủy), tượng đồng (Kim), cây (Mộc), vật có màu đỏ và cam (Lửa), đất vườn (Thổ). Căn cứ vào bảng tóm tắt các biểu tượng của âm dương sau đây, gia chủ có thể lựa chọn màu sắc, hình dáng của vật trang trí hài hòa:
Hướng sân vườn
Là hướng mà chủ nhân ra vào vườn. Ví dụ vườn ở mặt trước nhà thì hướng vườn là hướng từ ngoài đường vào vườn. Trong phong thủy, hướng vườn được xác định trùng với hướng của cung danh vọng (trong bát quái đồ, xem ở hình dưới). Ngoài ra, với các vườn có nhiều lối vào thì hướng vườn được quan niệm là hướng sinh khí có ảnh hưởng nhiều nhất. Sau khi xác định hướng vườn, đặt bát quái đồ (ảnh phía dưới) lên trên sơ đồ vườn sao cho hướng "cung danh vọng” của bát quái đồ trùng với hướng vườn.
Lối đi và cổng vào vườn
Nhằm cân bằng không gian trong và ngoài nhà, một khu vườn được xây dựng phía trước như khoảng trung gian quy tụ và cải thiện sinh khí trước khi vào nhà. Lối vào cổng vừa là lối đi chính của khí. Do đó cần tạo sự cuốn hút khí và tạo lối đi cho khí hài hòa, uyển chuyển trong vườn. Tránh lối vào quá thẳng, vì như vậy khí vào vườn quá mạnh, không quân bình luồng khí ở mọi điểm. Hướng lối vào và loại khí nhận được ở mỗi phương có một tính chất khác nhau.
- Hướng Nam (căn cứ vào la bàn): Hướng cát khí, dương khí, tuy nhiên có thể cần tiết chế vì sẽ thừa dương khí. Vì vậy, lối vào vườn cần thông thoáng nhưng không quá rộng tránh khí ùa vào quá nhanh.
- Hướng Bắc: Lối vào vườn từ hướng này cần rộng với lối đi thẳng hoặc hơi cong vì khí đến từ phương này vốn chậm chạp và nặng nề.
- Hướng Tây: Khí đến là khí dữ nên hạn chế sinh khí vào vườn bằng hướng này.
- Hướng Đông: Đây là khí lành nên cần được khuyến khích, lối vào vườn từ hướng này thông thoáng và rộng rãi, cũng cần tiết chế một ít.
Hình dạng của cổng vườn: Nếu quá rộng khí sẽ bị thổi vụt đi mất, nếu quá hẹp khí sẽ trở nên quẩn. Thông thường nên dùng loại cổng song thưa, chỉ nên dùng cổng kiên cố nếu bên ngoài là khí độc hại cần cản trở. Với Nhà ở hướng Đông, ứng với hành Mộc, nên dùng cổng gỗ. Nhà ở hướng Tây, ứng với hành Kim, nên dùng cổng kim loại.
Vật liệu lối đi trong vườn có thể thay đổi và sử dụng nhiều loại với màu sắc sáng hay tối tùy thuộc vào tương quan với các thành phần tạo cảnh lân cận. Ngoài ra có thể sắp xếp vườn theo nguyên tắc tứ linh.